Trên thế giới này chẳng có loại thức ăn nào có thể cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần do đó cần phải ăn đa dạng thực phẩm. Điều này có nghĩa bất kể việc kén chọn thực phẩm nào đều cản trở sự hấp thụ đủ dưỡng chất.
1. Đa dạng thực phẩm
Trên thế giới này chẳng có loại thức ăn nào có thể cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần do đó cần phải ăn đa dạng thực phẩm. Điều này có nghĩa bất kể việc kén chọn thực phẩm nào đều cản trở sự hấp thụ đủ dưỡng chất.
Có một số trẻ chỉ thích ăn 1 loại thực phẩm nào đó thì có thể hướng trẻ tới những thực phẩm khác cùng nhóm để thay đổi nhưng nếu không ăn rau xanh thì sẽ không thể có sự thay thể nào.
Thực đơn mỗi ngày phải đủ 5 nhóm dinh dưỡng, không thể thiếu một nhóm nào.
2. Cân bằng các loại thực phẩm
Mỗi thực phẩm có 1 thành phần dinh dưỡng và với mỗi loại dưỡng chất đều có quy định rõ về lượng, ít hơn hay nhiều hơn đều không tốt.
Nếu ăn nhiều những thứ mình thích, ăn ít hoặc không ăn những thứ không thích thì dù có đa dạng thực phẩm thì tỉ lệ các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể có thể bị phá vỡ tính cân bằng.
Do đó, nên chú ý phối hợp giữa các thức ăn cùng nhóm, như kết hợp giữa thô và mịn, sẫm màu và nhạt màu, thịt cá và thịt gia cầm…
3. Ăn uống đúng giờ
3 bữa chính trong ngày là nguồn cung cấp dưỡng chất, năng lượng cơ bản cho thể. Ăn vặt không giờ giấc, ăn sát với bữa chính đều làm ảnh hưởng đếu chất lượng dung nạp dinh dưỡng của bữa chính.
Những món ăn vặt sau giờ tan học bán tại cổng trường không những không có dinh dưỡng, mà phần lớn đều có vấn đề về vệ sinh. Ở nhà các vị phụ huynh nên chuẩn bị đồ ăn cho các bé sau khi tan học nhưng số lượng không được quá nhiều để không ảnh hưởng đến bữa ăn chính.
4. Ăn no vừa phải
Tổng năng lượng đưa vào cơ thể của 3 bữa phân chia như sau: bữa sáng chiếm 30%, bữa trưa 40% và còn lại là bữa tối.
Không ăn hoặc ăn ít vào bữa sáng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, làm giảm thể lực và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đại não.
Nếu bữa trưa ăn qua loa thì bữa tối sẽ dễ bị quá no.
Ngoài ra, vào những ngày lễ tết hay gia đình có tiệc tùng thì đều nên ăn vừa phải thôi, không được ăn uống quá nhiều, càng không được ăn nhanh nuốt vội, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày, sinh ra các vấn đề ở đường tiêu hóa.
5. Ăn uống thanh đạm
Tỉ lệ năng lượng trẻ nạp vào mỗi ngày được phân chia như sau: 1 nửa là từ lương thực, khoảng 1/6 là từ protein, 1/4 là từ chất béo còn lại là chất xơ, vitamin và khoáng chất…. Do đó nếu quá nhiều dầu mỡ và đường không những khiến cơ thể phải hấp thu quá nhiều năng lượng mà còn làm tăng nguy cơ mắc những căn bệnh thời văn minh hiện đại như cao huyết áp, mỡ máu cao, béo phì, bệnh mạch vành…
Ngoài ra những thức ăn nhiều dầu mỡ quá ngấy và khó tiêu hóa, lại thiếu chất xơ sẽ dễ dẫn đến chứng táo bón, viêm dạ dày…
6. Chọn những thức ăn phù hợp với thể chất
Thức ăn có thể nuôi người nhưng cũng có thể hại người, ví dụ như những đứa trẻ mà tì vị hư hàn nhưng lại ham ăn những thực phẩm lạnh dễ dẫn đến đi ngoài, tràng vị khó chịu, những đứa trẻ mà bị nhiệt trong tương đối nghiêm trọng nhưng lại thích ăn những món ăn nhiều dầu mỡ chiên rán hoặc ăn lẩu dê dẫn đến lở loét miệng hoặc táo bón, đi ngoài phân khô cứng. Đó là vì thuộc tính của thức ăn không phù hợp với thể chất của trẻ.
Các vị phụ huynh nên hiểu rõ những thuộc tính ôn nóng hay mát của thực phẩm để lựa chọn cho các con những thức ăn phù hợp với thể chất, đồng thời còn phải dựa theo thời tiết để điều chỉnh thức ăn.
7. Bữa ăn văn minh
Môi trường của bữa ăn cũng cần yên tĩnh, tạo thói quen nhai kỹ nuốt chậm, âm nhạc nhẹ nhàng có thề có lợi cho tâm trạng vui vẻ. Khi ngồi vào bàn ăn bố mẹ có thể kết hợp nói cho các con nghe những câu chuyện về đồ ăn để kích thích nhu cầu ăn uống của trẻ hoặc giới thiệu giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
Bàn ăn nhất định không phải là nơi để mắng mỏ, sửa chữa những thói quen ăn uống không tốt của trẻ, nên cố gắng dạy dỗ lúc bình thường chứ không nên đến khi ăn mới dạy.
𝐂𝐨𝐩𝐲𝐫𝐢𝐠𝐡𝐭 © 𝐛𝐲 𝐓𝐢𝐞̂́𝐧 𝐇𝐚̣𝐧𝐡